Menu

*****Thịt luộc chấm mắm tép

pictureYêu cầu:

* Thịt ba / Thịt chân giò phải bào mỏng thưởng thức sẽ không ngấy, Mắm tép biển đậm đà, Ăn cùng rau


 

Nguyên liệu chính:

 

Thịt ba rọi/ Thịt chân giò

Mắm tép chưng

Dùng chung với rau: xà lách, giá đỗ, rau thơm, rau mùi, Húng thơm, Mùi tàu, Đầu hành hoa, bắp cải tím, kinh giới, tía tô.

Dùng chung với quả: Chuối chát, Dưa chuột, Dứa, gừng, ớt, khế

Cuốn kèm: Bánh phở, bánh tráng.

 

Nhắc đến “mắm” là nói đến thứ gia vị rất đặc trưng, “made in” Việt Nam. Từ Bắc vào Nam, qua mỗi địa danh lại có những loại mắm khác nhau. Này nhé! Miếng thịt ba chỉ luộc sẽ không thể trọn vẹn nếu không thưởng thức kèm mắm ruốc, là thứ mắm được làm từ con ruốc, một loại tép riu, màu đỏ nâu, đặc mịn, thơm mùi mắm.

Tép biển còn gọi là con moi, được người dân địa phương chế biến ra nhiều món ăn rất lạ miệng, đặc biệt là mắm moi có hương vị rất thơm ngon.

Mùa hè là dịp người dân vùng biển đi xúc moi về để bán hoặc chế biến các món ăn cho bữa ăn hàng ngày. Thường vào buổi trưa, trên mặt biển nổi lên một vùng nước màu hồng di chuyển từ ngoài xa vào bờ, có khi rộng đến dăm ba sào. Lúc đó người dân chỉ cần mang vợt lưới, rổ ra xúc moi.

Thịt ba rọi bào mỏng

picture

Xà lách đà lạt - Rau ghém

picture

Đĩa rau củ quả

picture

Bán phở

picture

Mắm tép (Mắm moi) Hà tĩnh

picture

Tuyệt ngon !!!

picture

*****Lẩu mắm

pictureYêu cầu:

* Lẩu mắm quan trọng là phải có mắm cá sặt

* Đủ rau - được mệnh danh là Cuộc biểu dương lực lượng của rau

* Phải có thịt ba rọi trong nồi lẩu


 

Nguyên liệu chính:

 

Thịt ba rọi/ Thịt chân giò

Nước lèo mắm cá sặt

Dùng chung với rau: Má, Bông bí, Rau muống, Rau nhút, Cần, Đậu bắp, Giá đỗ, Cà tím, Khổ qua, Bắp chuối, Hoa chuối, Chuối chát, Cần tây, Hẹ, hành hoa,


Rau theo mùa : Càng cua, Đậu rồng, Bông so đũa,Bông điên điển, Rau đắng, Đọt chum ruột, Đọt xoài, Rau dừa, Lá tai tượng

Có thể gọi thêm: Cá quả, Tôm sú, Bò gân, Lươn tươi nghệ an, Ngao, Mực nhảy, ...

 

Nhắc đến xuất xứ của lẩu mắm, người ta thường gắn nó với người Khmer - vốn là những người bản địa của xứ Nam Bộ trước kia. Tuy nhiên cũng có những cách giải thích khác về nơi sản sinh ra món lẩu đặc sắc này. Nhà văn Nam Sơn - người được coi là "ông già Nam Bộ" thì cho rằng lẩu mắm có gốc từ mắm Châu Đốc, là món ăn của những người dân Việt khai khẩn đất hoang ngày xưa.

Mắm kho trong lẩu mắm là mắm cá sặt của Châu Đốc được chế biến từ cá đông của vùng U Minh Thượng nên có vị mặn mòi đặc trưng. Người dân vùng chợ nổi Cái Răng có bí quyết riêng khiến vị mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt bằm nhuyễn và thịt cá nhiều, nhìn vừa đủ đầy ngon mắt, lại có mùi thơm quyến rũ.

Lẩu mắm thường có mâm rau ăn kèm bởi màu sắc xanh đỏ vàng vô cùng cuốn hút gợi thèm. Có đến gần bốn mươi loại rau: như bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi súng, lá tai tượng, rau má, rau dừa, chuối chát, cà tím, bông bí, lục bình, rau nhút, nấm rơm...

Đồ mặn

picture


Đĩa rau Miền Nam

picture

Đĩa rau Miền bắc

picture

Đồ uống có cồn

pictureBia: Hà nội, Sài gòn, Tiger, Heineken, ....


Đồ uống có gas

pictureCocaCola, Pepsi, Mirinda, ...

Nước giải khát

pictureCam ép, Lavie, Avian,....

Rượu Chivas

picture


Rượu Macallan

picture

Rượu vang

picture